Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Trong nước

Tòa án tối cao Hàn Quốc tiếp tục đứng về phía các nạn nhân bị cưỡng ép lao động thời chiến

Write: 2024-01-11 14:34:38Update: 2024-01-11 15:28:38

Tòa án tối cao Hàn Quốc tiếp tục đứng về phía các nạn nhân bị cưỡng ép lao động thời chiến

Photo : YONHAP News

Tòa án tối cao Hàn Quốc ngày 11/1 đã ra phán quyết đứng về phía nguyên đơn là gia quyến của một nạn nhân bị cưỡng ép lao động thời chiến đã qua đời, trong vụ kiện đòi công ty thép Nippon (tên gọi cũ là công ty thép Nippon & kim loại Sumitomo) của Nhật Bản bồi thường thiệt hại. 

Theo phán quyết của Tòa án, công ty Nippon phải chi trả tiền bồi thường thiệt hại 100 triệu won (76.070 USD) cho gia quyến. Tòa án tối cao công nhận quyền đòi doanh nghiệp tội phạm thời chiến Nhật Bản bồi thường thiệt hại cho gia quyến vẫn còn hiệu lực.

Từ ngày 21/12 năm ngoái, Tòa án tối cao Hàn Quốc đã liên tiếp tuyên phía nguyên đơn thắng kiện trong các vụ kiện của nạn nhân bị cưỡng ép lao động thời chiến. Tuy nhiên, phía doanh nghiệp Nhật Bản vẫn đang một mực từ chối bồi thường thiệt hại, nên ít khả năng gia quyến sẽ nhận được tiền bồi thường theo phán quyết của Tòa án tối cao.

Chánh Văn phòng Nội các Hayashi Yoshimasa, người phát ngôn Chính phủ Nhật Bản, trong buổi họp báo sáng ngày 11/1 bày tỏ lấy làm tiếc và tuyệt đối không chấp nhận phán quyết của Tòa án tối cao Hàn Quốc. Tương tự các phán quyết trước đó, phán quyết này đã vi phạm rõ ràng Hiệp định về quyền yêu sách Hàn-Nhật năm 1965.

Ông Hayashi nhấn mạnh Chính phủ Hàn Quốc cũng đã nêu rõ lập trường sẽ chi trả tiền bồi thường và lãi chậm trả cho nguyên đơn thông qua Quỹ hỗ trợ nạn nhân bị cưỡng ép lao động thời chiến thuộc Bộ Hành chính và an toàn Hàn Quốc; hy vọng Seoul sẽ có biện pháp đối phó phù hợp.

Bên cạnh đó, Vụ trưởng Vụ châu Á-châu Đại dương Bộ Ngoại giao Nhật Bản Namazu Hiroyuki đã triệu Công sứ chính trị thuộc Đại sứ quán Hàn Quốc tại Nhật Bản Kim Jang-hyun để truyền đạt lập trường lấy làm tiếc và phản đối phán quyết lần này của Tòa án tối cao Hàn Quốc.

Lựa chọn của ban biên tập