Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Cha chúng ta (Kim Kang)

2023-12-19

ⓒ Getty Images Bank
- Trích đoạn nội dung phát sóng -

Hôm nay không dễ dàng chút nào. Để đảm bảo cứ hai tuần một lần sẽ cho ra được những tinh trùng khỏe mạnh, đầu tiên phải kiêng quan hệ tình dục, một ngày ăn hai quả trứng, trong ngày ít nhất phải có một bữa hấp thụ protein động vật, tập thể dục ít nhất một giờ mỗi ngày và tuyệt đối không được uống một giọt rượu nào, trừ ngày lấy tinh trùng và ngày hôm sau.

Tinh trùng của “Cha chúng ta” sẽ được sử dụng cho dự án “Gia đình của chúng ta” nên phải vượt qua những điều kiện kiểm duyệt nghiêm ngặt. Người tham gia phải làm xét nghiệm lây nhiễm bệnh, xét nghiệm gen mỗi năm một lần khi gia hạn hợp đồng. Ngay cả một cơ thể khỏe mạnh không phải lúc nào cũng tạo ra tinh trùng khỏe mạnh. Số lượng, khả năng vận động, khả năng sống sót và hình thái tổng thể của tinh trùng cũng đều được kiểm tra qua mỗi lần lấy. Chỉ khi đạt tất cả các điều kiện do Chính phủ đặt ra thì tinh trùng này mới được công nhận là “có thể sử dụng được” và khi đó tiền mới được gửi vào tài khoản.


Tôi đi từ giá trưng bày này đến tủ đựng đồ khác để quan sát cậu thanh niên. Có giống tôi không nhỉ? Thật ư? Chiếc mũi không cao, môi dưới dày, đôi mắt không có hai mí, cằm hơi nhô ra và khuôn mặt không đối xứng, nghiêng về bên phải. Tất cả đều giống. Hơn nữa, cậu bé còn cắn móng tay. Thói quen có phải cũng được di truyền? Tim tôi đập thình thịch. Đây có thực sự là “Con chúng ta” không? Bảng tên trước áo ghi là Kim Cheol-soo. Cái tên lạ thật. Ngày nay liệu còn bậc cha mẹ nào đặt tên cho con mình là Cheol-soo nữa không nhỉ? Đây không phải là cái tên phổ biến. Một cái họ và cái tên vô thưởng vô phạt.

진열장과 진열대를 오가며 녀석의 얼굴을 살펴본다.
닮았나? 정말? 높지 않은 코와 두툼한 아랫입술,
쌍꺼풀 없는 눈, 약간 튀어나온 턱,
오른쪽으로 틀어진 비대칭의 얼굴, 닮았다.
게다가 녀석도 손톱을 물어뜯고 있다.
버릇도 유전되나? 가슴이 쿵쾅거린다.
녀석이 ‘우리 아이’가 맞을까?
이름표에 써있는 이름은 김철수다.
철수라니.
요즘 아이 이름에 철수라는 이름을 붙이는 부모가 있을까.
흔한 선택은 아니다.
뻔한 성에 뻔한 이름이다. 


Nhà phê bình văn học Jeon So-yeong 
Ngay cả trong bối cảnh kinh hoàng, khi quyền lực thao túng cả sinh mệnh của con người thì vẫn còn một hy vọng cuối cùng được gửi gắm trong tác phẩm này, đó chính là sự gắn kết giữa con người với nhau. Nhân vật chính sau khi nghe câu nói vu vơ “có ai đó giống mình” đã tìm đến cửa hàng tiện lợi. Thực ra hai người không có nhiều điểm giống nhau. Bất kỳ ai cũng có thể có khuôn mặt không cân đối và thói quen cắn móng tay. Tuy nhiên, nhân vật chính lại hợp lý hóa điều đó và thích thú với việc tưởng tượng rằng cậu bé làm thêm kia có thể là con trai mình, và anh cảm thấy có mối duyên nợ nào đó với cậu bé. Hình ảnh này của nhân vật chính đem đến cho độc giả hy vọng rằng mối liên hệ giữa người với người, con người và gia đình sẽ vẫn tiếp tục được duy trì ngay cả khi xã hội bị phân hóa hay đầy rẫy những sự bạo lực và giả dối.


Không cần giống cũng được. Tôi chưa bao giờ gặp đứa trẻ “Con chúng ta” nào ngoài đời. Nếu có gặp thì tôi cũng sẽ cho nó ít tiền tiêu vặt và vỗ vai động viên. Trên đời này chẳng ai có thể quyết định việc mình được sinh ra, những đứa trẻ “Con chúng ta” lại càng như vậy. 

Chúng sẽ nói gì khi nhận ra rằng mình đã đến với thế giới này như những món đồ tiêu dùng được sản xuất trong nhà máy? Liệu chúng ta có thể sẽ phải đối mặt với sự trả thù của những đứa trẻ “Con chúng ta” một ngày nào đó không? Tôi có thể được tha thứ không?

나를 닮지 않았어도 좋다. 
사회에 발을 내디딘 ‘우리 아이’를 직접 본 적이 없다.
만약에 그 아이가 ‘우리 아이’ 출신이라면 
어깨라도 두드려주고 용돈이라도 쥐어 주고 오리라.
이 세상에 스스로 원해서 오는 사람은 없지만,
‘우리 아이’들은 더더욱 그럴테니까.

공장에서 만들어진 소모품처럼 세상에 나왔다는 것을 자각할 때
그들은 무슨 말을 할까.
언젠가 맞닥뜨릴 ‘우리 아이’들의 복수를 우리가 감당할 수 있을까?
나는 용서받을 수 있을까?



Đôi nét về tác giả Kim Kang 
- Sinh năm 1972 tại thành phố Busan.
- Đăng đàn năm 2017 với tác phẩm “Cha chúng ta”.

Lựa chọn của ban biên tập