Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Các trò chơi truyền thống ở Hàn Quốc xưa kia

#Âm điệu ngàn xưa l 2023-09-21

Âm điệu ngàn xưa

Các trò chơi truyền thống ở Hàn Quốc xưa kia
Trò cờ bạc ăn tiền
Có ai đã từng chơi các trò chơi dân gian ăn tiền khi nhà có đám hay trong những dịp lễ tết các thành viên cùng đoàn tụ sum vầy hay chưa. Trong thời Joseon ở Hàn Quốc (thế kỷ XIV - XIX), khi chưa có trò đánh tổ tôm, người ta đã từng chơi trò Tujeon (Đấu tiền). Tujeon là loại hình đánh bạc bằng những con bài giấy in các hình vẽ như chim chóc, cá mú hay các con số. Một bộ bài Tujeon có từ 25-80 trang. Khi chơi, mỗi người tham gia trò chơi sẽ được chia 5 quân bài, trong số này có ba quân bài khi cộng với nhau sẽ được kết quả là 10, 20 hoặc 30. Trò chơi sẽ phân thắng thua bằng hai quân bài còn lại. Khi ra quân bài, người chơi Tujeon thường hát về chữ số được in trên quân bài. Các câu hát sẽ bao hàm các từ có phần phát âm nghe giống như tên của các chữ số. Ví như nếu là số 1 thì sẽ hát câu “Ê hê! Số 1 cũng không biết thì là kẻ mù cờ” có từ “Ilja” cũng có nghĩa là “số 1”. Nếu là số 2 thì sẽ hát rằng “Thế này thì sống làm sao, thế kia thì sống làm sao” vì có từ “Ilreoguya” nghĩa là “như thế này thì”… Ngày nay, bài Tujeon (Đấu tiền) đã bị bài hoa Hwatu chiếm ngôi nhưng Hàn Quốc vẫn còn lưu truyền được các khúc hát liên quan tới trò chơi này. 
Ngoài Tujeon (Đấu tiền), người Hàn Quốc còn có một trò chơi tương tự có tên gọi là Sasiraengi. Thời trò chơi Tujeon được ưa chuộng trên khắp cả nước thì Sasiraengi chỉ được chơi chủ yếu ở các vùng như đảo Jindo ở tỉnh Nam Jeolla, vùng núi Taebaek, Samcheok (tỉnh Gangwon), các vùng tỉnh Bắc Gyeongsang. Đây là trò chơi sử dụng đồng tiền xu Yeopjeon thay cho quân bài. Mỗi người chơi sẽ nhận ba đồng xu và theo thứ tự, mọi người sẽ cố xuống xu có chữ số mà người khác không có và hát kèm theo một câu hát chơi chữ về con số đó để đưa ra gợi ý. Ví dụ như khi đánh đồng xu có số 2, tiếng Hàn phát âm là “i” thì người chơi sẽ hát rằng “Hoa lê (Ihwa), hoa đào (Dohwa) nở rộ, hoa đào nở xòe ở ruộng rau”. Còn nếu xuống đồng xu có số 5, tiếng Hàn phát âm là “ô” thì sẽ hát rằng “Anh chị em chú bác họ (Ochon), anh chị em chú bác ruột (Sachon) tập trung mua cả ruộng vườn”. Và trong số những người chơi, người nào có đồng xu được khắc con số như vậy thì họ sẽ đáp lại bằng một câu hát rằng “Đừng có nói nhảm. Xem ông đây này!”. Ca từ của khúc hát thường do người chơi ngẫu hứng tạo ra và cho đến ngày nay Hàn Quốc vẫn còn lưu truyền được khá nhiều các câu hát phản ánh được những diện mạo của xã hội đương thời. 

Trò chơi cờ tướng Janggi
Ngoài trò chơi Tujeon và Sasiraengi, người Hàn Quốc xưa còn có thú chơi Janggi (Cờ tướng). Trước đây chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh các bậc cao niên ngồi đánh cờ tướng dưới gốc cây cổ thụ rợp bóng ở đầu làng. Bên cạnh bàn cờ, ngoài những người toàn tâm toàn ý đấu trí vì lòng tự trọng còn có cả những người ăn theo, giở thói cá cược. Cờ tướng là trò chơi có nguồn gốc từ trận chiến giữa nhà Hán và nhà Sở vốn là đất nước của Lưu Bị và Hạng Vũ. Tuy nhiên, trong tạp ca “Janggi Taryeong” (Khúc hát cờ tướng) của tỉnh Gyeonggi lại lấy Lưu Bị và Tào Tháo, hai nhân chính trong tiểu thuyết lịch sử Tam Quốc Chí làm đại diện cho nhà Hán và nhà Sở. Các từ trong khúc hát nghe cũng rất gần gũi với Tam Quốc Chí.

Xe này xe kia Quan Vũ Trường, pháo này pháo kia Lã Bố đó
Tượng tử Triệu Tử Long, mã ngựa Mã Siêu

Phần đầu của tạp ca “Janggi Taryeong” ca ngợi phong cảnh tươi đẹp hay lễ tạ thần thổ địa, không liên quan gì tới nội dung cờ tướng. Tới phần cuối của khúc tạp ca, ca từ liên quan đến cờ tướng mới xuất hiện. 

* Khúc hát “Tujeonpuri” (Giải ván bài đấu tiền) / ban nhạc Yegyul 
* Khúc hát “Sasiraengi Sori” / nhóm nhạc truyền thống Ssingssing 
* Khúc tạp ca “Janggi Taryeong” (Khúc hát cờ tướng) / Go Geum-seong và Kim Bo-yeon

Lựa chọn của ban biên tập