Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Âm hưởng của nhịp điệu Eotmori trong hát kể chuyện Pansori

#Âm điệu ngàn xưa l 2023-09-07

Âm điệu ngàn xưa

Âm hưởng của nhịp điệu Eotmori trong hát kể chuyện Pansori
Vài nét đặc trưng của nhịp điệu Eotmori
Trường ca hát kể chuyện Pansori Sugungga (Thủy cung ca) kể về chuyện một chú thỏ sống trong rừng suýt mất mạng vì bị ba ba lừa xuống thủy cung, nhưng cuối cùng cũng thoát chết quay trở về đất liền vì lừa được Long vương. Ba ba Byeoljubu được phái cử lên bờ bắt thỏ mang về làm thuốc để chữa bệnh cho Long vương. Khi ngoi lên mặt nước, nó thấy vô số các loài vật trong rừng, vất vả lắm ba ba mới tìm gặp được thỏ, nhưng nếu nói là Long vương cần gan của thỏ làm thuốc chữa bệnh thì chắc chắn thỏ sẽ nhanh chân cao chạy xa bay. Byeoljubu vì quá mừng rỡ, nó định nói câu “ngài thỏ” Tosaengwon, nhưng lập bập thế nào lại phát âm trẹo thành Hosaengwon, tức “ngài hổ”. Thấy được gọi là “ngài” (Saengwon) hổ khoái trá chạy ngay tới trước mặt ba ba. Không những không đưa được thỏ về thủy cung mà ba ba Byeoljubu còn phải đối mặt với nguy cơ không giữ nổi mạng sống trước móng vuốt của hổ dữ. 

Về cơ bản, một khuôn nhịp điệu Eotmori có 10 nhịp, được chia đôi với mỗi phần 5 nhịp. Nhịp điệu Eotmori lại có khuôn ba nhịp và hai nhịp xen kẽ, tạo độ nhấn đặc biệt cho người nghe. Khi thể hiện bằng tiếng trống Buk, thì chuỗi âm thanh này sẽ được thể hiện thành “deong deok kung, kung deok kung”. Trong các nhịp gõ, có những nhịp không được rành mạch được gọi là Eotbak. Ở đây, từ “Eot” nằm trong từ “Eogeutnata” có nghĩa là “sai lệch”, nhưng trong âm nhạc truyền thống của Hàn Quốc thì nó mang ý nghĩa là “lạc nhịp”. 

Chiều hướng sử dụng nhịp điệu Eotmori trong âm nhạc truyền thống Hàn Quốc
Cuộc sống sẽ thật tẻ nhạt nếu ngày nào cũng giống như ngày nào. Những thay đổi nho nhỏ trong đời sống thường nhật như gặp gỡ ai đó cũng sẽ mang đến niềm hạnh phúc bé nhỏ trong chúng ta. Giai điệu “lạc nhịp” Eotmori đóng vai trò như một món quà nhỏ bất ngờ trong âm nhạc truyền thống Hàn Quốc. Thế nên có ít nhạc phẩm sử dụng nhịp điệu Eotmori. Trong nghệ thuật hát kể chuyện Pansori, nhịp điệu này thường chỉ được sử dụng khi có một nhân vật đặc biệt xuất hiện. Ví như sự xuất hiện của chú hổ trong trích đoạn “Beom Naeryeooneun Daemok” (Hổ xuống núi), hay đoạn “Đạo sĩ xuất hiện mách bảo Long vương cách chữa bệnh hiểm nghèo”, hay trong trường ca Heungboga (Anh em nhà Heungbo) ở đoạn “Nhà sư xuất hiện chỉ cho vợ chồng Heungbo vị trí đất làm nhà lúc hai vợ chồng đang khóc lóc vì túng thiếu”, hoặc trong trường ca Simcheongga (Người con gái hiếu thảo Simcheong) ở đoạn “Nhà sư xuất hiện cứu ông Sim mù bị rơi xuống nước”. 

* Trích đoạn “Beom Naeryeooneun daemok” (Hổ xuống núi) theo nhịp điệu Eotmori / Kim Jun-su (hát), Kim Hyeong-seok (trống Buk)
* Đoạn Eotmori trong nhạc phẩm “Saegarak Byeolgok” (Biệt khúc giai điệu mới) / Seong Geum-yeon (sáng tác và trình diễn)
* Trích đoạn “Jungtaryeong” (Khúc hát về tăng ni) trong trường ca hát kể chuyện Pansori Heungboga (Anh em nhà Heungbo) / Kim Yul-hee 

Lựa chọn của ban biên tập