Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Hát mời rượu Kwonjuga trong âm nhạc truyền thống Hàn Quốc

#Âm điệu ngàn xưa l 2022-09-01

Âm điệu ngàn xưa

Hát mời rượu Kwonjuga trong âm nhạc truyền thống Hàn Quốc

Hát mời rượu Kwonjuga trong âm nhạc truyền thống Hàn Quốc


Khúc hát mời rượu trong thơ phổ nhạc Sijo

Chúng ta đã bước sang ngày đầu tiên của tháng 9 năm nay. Dù thời tiết vẫn còn khá nóng nhưng đã có chút hơi hướng của mùa thu. Chẳng mấy chốc mà chúng ta sẽ lại tạm biệt năm nay để khấp khởi chào đón một năm mới. Trong những ngày này mà được gặp gỡ bạn bè và người thân bên tách cà phê hay chén rượu thì còn gì bằng. Xưa kia ở Hàn Quốc, cứ tới dịp này là người dân lại ngân nga câu hát Kwonjuga (Mời rượu) để chúc nhau sức khỏe và sống lâu trăm tuổi. Trong các khúc hát mời rượu của Hàn Quốc xưa, có khúc “Cheonsereul” (Nghìn tuổi). Khúc thơ phổ nhạc Sijo này có đoạn:


Chúc ông bà sống thọ nghìn năm, vạn năm

Để cột sắt ra hoa đậu quả, hái quả ăn

Chúc ông bà trường thọ trăm vạn năm


Dù ai đi chăng nữa thì cũng không thể khước từ khi được mời rượu với những lời chúc tụng thâm tình đến thế này. Khúc hát mời rượu Jangjinju được sáng tác từ áng thơ Jangjinjusa (Tương tiến tửu) của thi sĩ Jeong Cheol (1536-1593) hiệu Songgang (Tùng Giang) qua phần trình bày của danh ca Jo Sun-ja. Khúc thơ phổ nhạc được bắt đầu bằng câu:


Mời nâng một chén, rồi một chén

Ngắt nhành hoa đếm, uống vô cùng


Câu hát khiến người nghe mường tượng tới cảnh các tri kỷ đang cùng uống rượu và hưởng phong lưu giữa một một cánh đồng hoa. Lúc sang thế giới bên kia rồi thì còn uống được rượu với ai nữa. Cho nên, bây giờ hãy chơi cho thỏa, đến lúc lũ khỉ ngồi huýt sáo trên nấm mồ rồi thì có hối hận cũng chẳng được gì.


Khúc hát mời rượu trong âm nhạc hát kể chuyện Pansori

Trong âm nhạc hát kể chuyện Pansori của Hàn Quốc cũng có các khúc hát Kwonjuga (Mời rượu). Trong trường ca Heungboga (Anh em nhà Heungbo), đoạn người anh tham lam Nolbo tìm đến nhà người em Heungbo khi biết em đã trở nên giàu có. Vợ của Heungbo chuẩn bị mâm cao cỗ đầy và rượu quý để thiết đãi anh chồng. Nhưng Nolbo thật trơ trẽn khi nói rằng nếu không được nghe hát mời rượu thì không uống và còn yêu cầu em dâu hát vì nhân tiện ăn vận quần áo đẹp. Vốn dĩ Kwonjuga (Mời rượu) là khúc hát được các kỹ nữ ở lầu xanh hát, việc Nolbo yêu cầu em dâu hát mời rượu chẳng khác nào sỉ nhục cô. Vợ của Heungbo liền tỏ thái độ rồi bỏ ra ngoài. Còn trong trường ca Chunhyangga (Xuân Hương ca), sau khi đã trở thành quan ám hành ngự sử, công tử Lý Mộng Long cải trang thành kẻ ăn mày trà trộn vào đám người tai to mặt lớn trong vùng tới dự tiệc sinh nhật của quan huyện Saddo. Ở đây, công tử cũng đòi được nghe khúc hát Kwonjuga (Mời rượu) và bất đắc dĩ, một kỹ nữ đã phải hát mời rượu Lý Mộng Long, nhưng có lẽ cô kỹ nữ đó đã nghĩ rằng: “Cớ sao thân phận mình lại trở thành người hát mời rượu một gã ăn mày”. Thế nên, câu hát mời rượu của nàng kỹ nữ đã có những ca từ chua chát rằng:


Nếu ngươi thực tâm nhận chén này

Thì chục vạn năm sau cũng vẫn cứ sẽ là thằng ăn mày


Nghe vậy, Lý Mộng Long liền đối đáp lại rằng thế thì một mình chàng đâu thể uống được chén rượu này. Vừa nói Lý Mộng Long vừa đổ chén rượu lên vạt áo rồi vẩy ra xung quanh.


* Khúc thơ ph nhc Pyeongsijo “Cheonsereul” (Nghìn tuổi) / Lee Jun-ah 

* Trích đoạn “Ả kỹ nữ hát mời rượu” trong trường ca hát kể chuyện Pansori Chunhyangga (Xuân Hương ca) / Oh Jeong-suk (hát), Kim Cheong-man (trống Buk)

* Liên khúc Kwonjuga (Mi rưu) / nhóm nhc Gasaengi 

Lựa chọn của ban biên tập