Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Nỗi niềm của những mảnh đời đơn chiếc trong tiết xuân

#Âm điệu ngàn xưa l 2022-04-07

Âm điệu ngàn xưa

Nỗi niềm của những mảnh đời đơn chiếc trong tiết xuân

Nỗi cô đơn của người góa phụ trẻ giữa tiết xuân

Người Hàn Quốc có câu “Chết ngày thanh minh hay ngày hàn thực thì cũng vậy cả”. Thanh minh là một trong 24 tiết khí trong năm. Trong đó, từ “thanh” nghĩa là “trong trẻo” và từ “minh” nghĩa là “sáng lạn”, được dùng để chỉ tiết khí trong ngày này. Tiết thanh minh thường rơi vào khoảng 5/4 dương lịch, trùng với tết trồng cây. Hàn thực cũng là một trong những ngày lễ Tết tiêu biểu của người Hàn Quốc. Vào tiết hàn thực, người Hàn ăn thức ăn lạnh và kiêng đốt lửa nên lấy từ “hàn” nghĩa là “lạnh” và “thực” nghĩa là “món ăn” để gọi tiết khí này. Ở Trung Quốc, tiết hàn thực là ngày tưởng nhớ trung thần Giới Tử Thôi bị chết cháy. Xưa kia, dùng lửa không phải là việc đơn giản. Việc giữ mồi lửa trong các gia đình là vô cùng quan trọng. Người Hàn Quốc xưa quan niệm rằng vạn vật trên thế gian đều có sinh mệnh. Lửa cũng vậy, nếu để lâu thì sinh mệnh của lửa cũng dần hao yếu đi hoặc có hại cho con người. Vì thế, tiết hàn thực trở thành thời điểm chuyển giao từ nghi thức tắt lửa cũ sang nhóm lửa mới trong dịp năm mới xuân về và ăn đồ ăn lạnh trong lúc này đã trở thành tập tục truyền thống của Hàn Quốc. Hàn thực là tiết khí có đêm dài nhất sau 105 ngày kể từ ngày đông chí năm trước, và thường rơi vào khoảng ngày 5/4 hoặc 6/4 dương lịch. Chính vì tiết thanh minh và tiết hàn thực trùng nhau hoặc cách nhau có một ngày nên người Hàn mới có câu tục ngữ “Chết ngày thanh minh hay ngày hàn thực thì cũng vậy cả”. Tiết hàn thực cũng là thời điểm người Hàn Quốc đi tảo mộ và làm mâm cơm cúng tổ tiên trong dịp đầu xuân. Trong khúc hát Jejeon (Tế điện) của tỉnh Hwanghae và Pyongan (nay thuộc Bắc Triều Tiên), miêu tả một người phụ nữ chuẩn bị các món trong mâm cơm cúng dâng lên mộ chồng trong ngày Tết hàn thực có câu “Trăm lẻ năm ngày sau khi gió thổi từ phía Đông …”. Ở đây “trăm lẻ năm ngày” chính là 105 ngày kể từ đông chí, tức tiết hàn thực. Người góa phụ trẻ tìm tới mộ chồng trong ngày xuân ấm áp, trải tấm giấy bản, nàng dâng lên người chồng quá cố những món ăn đã thành tâm chuẩn bị như bánh gạo Tteok và mỳ, thịt và cá, các loại hoa quả và rau, cơm canh cùng các món ăn và không thể thiếu chén rượu. Do thời lượng có hạn, chúng ta chỉ nghe đến đoạn nhắc tới rượu nho được đại thi hào Lý Bạch thời nhà Đường Trung Quốc ưa thích, rượu lá thông được người học sĩ ở ẩn trong núi. Song ca khúc kết thúc bằng cảnh sau khi dâng lên chồng ba chén rượu, người góa phụ thổn thức rơi lệ oán than rằng: “Sao chàng nỡ bỏ lại tấm thân ngọc ngà này mà chết. Nếu sống khôn chết thiêng xin hồn chàng hãy đem thiếp theo cùng”. Đó là cái thời cuộc sống thật không dễ dàng đối với người đàn bà một thân một mình còn lại trên cõi đời. Cảnh người phụ nữ khóc chồng trong tiết trời sang xuân, khi mà vạn vật đang tràn trề sức sống, càng khiến người nghe muôn phần xót xa. 


Không khí ngày xuân và tâm trạng người học giả

Xưa kia, vào dịp này, người Hàn Quốc có tục lên núi hái hoa làm bánh hoa Hwajeon ăn, ca hát nhảy múa và uống rượu trong lúc cùng dân làng vui chơi. 

Nói đến rượu, hẳn nhiều người liên tưởng tới khúc hát Chunmyeongok (Xuân miên khúc). Ở đây, “chunmyeon” (xuân miên) có nghĩa là “giấc ngủ giữa tiết xuân”. Trong câu hát, người học giả mở cửa sổ sau khi thức tỉnh, ngoài sân giữa khóm hoa xuân nở rộ có vài cánh bướm dập dìu bay. Chunmyeonga (Xuân miên khúc) là câu hát bộc bạch tâm trạng mong ngóng được bầu bạn với nàng thơ của người học giả khi một mình nhấm nháp ly rượu giữa cảnh xuân. 


* Tạp ca Jejeon (Tế điện) / Ji Hwa-ja 

* Đoản ca thơ phổ nhạc Gasa Sibigasa truyền thống Kwonjuga (Khúc hát mời rượu) / nhóm nhạc Modern Gagok 

* Khúc hát Chunmyeonga (Xuân miên khúc) / nhóm nhạc Lapolla

Lựa chọn của ban biên tập