Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Văn hóa

Người dư thừa (Son Chang-seop)

2022-02-08

ⓒ Getty Images Bank

- Trích đoạn nội dung phát sóng


Bong-woo thành ra như vậy là sau biến cố chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Bị mất cơ hội lánh nạn nên anh phải trốn ở Seoul suốt ba tháng, lúc nào cũng sợ sệt, lo lắng vì sợ quân cộng sản tấn công và chưa bao giờ có một giấc ngủ sâu. 

Anh luôn trong trạng thái cảnh giác cả ngày lẫn đêm. 

Tình trạng đó kéo dài và trở thành bệnh mãn tính cho đến tận bây giờ.



“Ik-joon hay lên án những điều phi lý trong hiện thực để tự biện minh cho bản thân mình. 

Đối ngược với Ik-joon, Bong-woo có dáng người cao lêu nghêu, chỉ lướt qua vài tiêu đề bài báo và dành cả ngày để nhìn trộm cô y tá In-suk. 

Man-ki là một nha sĩ rất giỏi chuyên môn, tốt bụng và được nhiều người quý mến, nhưng cơ sở vật chất của phòng khám quá tồi tàn nên anh không thể nhận nhiều bệnh nhân, và lúc nào cũng rơi vào cảnh túng thiếu. 

Đó là chưa kể cả tòa nhà cũng như máy móc trong phòng khám đều thuộc quyền sở hữu của vợ Bong-woo.”


익준은 부조리한 현실을 비판하며

자신을 합리화하는 인물이였습니다.

그에 비해 빼빼 마른데다 키만 멀쑥한 봉우는

건성건성 기사의 제목만 훑어보고는 

인숙만 흘끔거리며 한나절을 보냈습니다.

치과의사인 만기는 실력도 좋고 인품도 좋아 누구나 신뢰했지만

빈약한 병원 시설로 많은 환자를 치료하지 못해 경제적으로는 늘 가난했고

더구나 현재의 건물이나 병원 기구들도 모두

봉우 처가의 소유였습니다.



Nhà phê bình văn học Jeon So-yeong 

Điều thú vị là xã hội Hàn Quốc những năm 2010 rất thịnh hành cụm từ "người dư thừa”. Thuật ngữ này dùng để chỉ một nhóm người không việc làm, lang thang, vất vưởng trong hiện thực rối ren, cằn cỗi. Tuy nhiên, từ năm 1950, nhà văn Son Chang-seop đã sử dụng cụm từ này theo nghĩa tương tự để miêu tả những thanh niên đánh mất ý chí, ước mơ như Ik-joon, Bong-woo. Tác giả đã tái hiện sinh động tình cảnh xã hội Hàn Quốc sau chiến tranh, nơi mà suy nghĩ, cảm xúc của những con người bất lực, không thể thích nghi với xã hội đó cũng được lột tả vô cùng chi tiết. 



“Hình như đầu Ik-joon bị thương.

Một tay anh đang cầm bọc giấy, lộ ra mấy cái giầy cao su của trẻ con. Khuôn mặt anh thất thần, đứng như trời trồng, giống hệt một pho tượng.


“Trời ơi, sao Diêm vương đại đế không bắt cái đồ vô tích sự kia đi chứ”, mẹ vợ Ik-joon vừa nhìn con rể, vừa lẩm bẩm. 

Lúc đó bà mới rơm rớm nước mắt.


Nhưng bọn trẻ vẫn vui khi nhìn thấy bố, đứa út lên 7 gọi rối rít rồi chạy lại ôm chằm lấy bố. 


“Bố ơi, con được mặc áo mới, được đi xe ô tô lên núi đấy”. 

Nhìn con khoe áo tang, nhưng Ik-joon vẫn cứ vô hồn đứng yên như pho tượng gỗ đầu làng.”


익준은 머리에 상처를 입은 모양이었다.

한 손에는 아이들 고무신 코승이가 비죽이 내보이는

종이 꾸러미를 들고 있었다.

그는 무표정한 얼굴로 

이쪽을 향하고 꼼짝 않고 서 있었다.

석상처럼 전연 인간이 느껴지지 않는 얼굴이었다.


어이구, 차라리 쓸모없는 저 따위나 잡아가지 않구 염라대왕두 망발이시지, 하며

익준의 장모는 사위를 바라보면서 그렇게 중얼대고

인제야 눈물을 질금거렸다.


그래도 아이들이 제일 반가워했다.

일곱 살 먹은 끝의 놈은 아버지, 하고 부르며

쫒아가서 매달렸다.


아부지, 나, 새 옷입구, 자동차 타구 산에 갔다 왔다,

어린 것이 자랑스레 상복 자락을 쳐들여 보여도

익준은 장승처럼 선 채 움직일 줄을 몰랐다.




Đôi nét về tác giả Son Chang-seop 

- Sinh năm 1922 tại thành phố Bình Nhưỡng (Pyeongyang), tỉnh Nam Pyongan (nay thuộc địa phận Bắc Triều Tiên), mất ngày 23/06/2010.

- Đăng đàn năm 1952 với truyện ngắn “Ngày nghỉ lễ”.

Lựa chọn của ban biên tập