Nghe Menu Nghe nội dung
Go Top

Chính trị

Tổng thống đề nghị Quốc hội gửi báo cáo điều trần các ứng cử viên Bộ trưởng Phụ nữ và gia đình

Write: 2025-07-23 14:13:50Update: 2025-07-23 18:20:24

Tổng thống đề nghị Quốc hội gửi báo cáo điều trần các ứng cử viên Bộ trưởng Phụ nữ và gia đình

Photo : YONHAP News

Trong ngày 22/7, chính giới Hàn Quốc tiếp tục tranh cãi về việc Tổng thống Lee Jae Myung đề nghị Quốc hội gửi lại báo cáo điều trần kiểm tra tư cách đạo đức và năng lực đối với ứng cử viên Bộ trưởng Phụ nữ và gia đình Kang Sun-woo cho tới hết ngày 24/7. Ngoài bà Kang, Tổng thống cũng đề nghị Quốc hội gửi lại báo cáo điều trần với các ứng cử viên Bộ trưởng của Bộ Quốc phòng, Bộ Người có công và cựu chiến binh, Bộ Thống nhất, Bộ Phụ nữ và gia đình cho tới hết ngày 26/7.

Các Ủy ban thường trực phụ trách phiên điều trần với 4 ứng cử viên này đều do nghị sĩ của đảng đối lập Sức mạnh quốc dân giữ chức Chủ tịch. Nếu đảng này không chịu phối hợp thì dự kiến Tổng thống Lee Jae Myung sẽ vẫn tiến hành quy trình bổ nhiệm bất chấp sự phản đối. Theo luật hiện hành, nếu Quốc hội không thông qua báo cáo điều trần trong khoảng thời gian quy định, Tổng thống có thể đề ra thời hạn trong khoảng 10 ngày để yêu cầu Quốc hội gửi lại báo cáo điều trần, nếu Quốc hội vẫn tiếp tục không gửi thì Tổng thống có thể tiến hành bổ nhiệm Bộ trưởng.

Đảng Sức mạnh Quốc dân chỉ trích hệ thống kiểm chứng nhân sự của Chính phủ, cũng như chỉ trích Tổng thống đang bắt đầu lộ rõ sự độc tài, coi thường người dân, lạm dụng quyền bổ nhiệm nhân sự. Đảng này cũng đề xuất kéo dài thêm một ngày phiên điều trần đối với ứng cử viên Bộ trưởng Phụ nữ và gia đình Kang Sun-woo. 

Nội bộ đảng cầm quyền Dân chủ đồng hành cũng đang có ý kiến không đồng tình với quyết định nhân sự của Chính phủ. Ủy viên tối cao Lee Un-ju cho rằng Chính phủ cần cải tổ hệ thống kiểm chứng nhân sự, hiện đang không đáp ứng được sự kỳ vọng của người dân. Bà Lee lấy dẫn chứng là vụ Thư ký đoàn kết người dân Kang Jun-wook đã tự nguyện xin rút lui, sau tranh cãi liên quan tới việc ông này từng thể hiện quan điểm ủng hộ vụ thiết quân luật ngày 3/12 năm ngoái.

Trong một diễn biến khác, mặc dù Chính phủ Hàn Quốc đã chỉ định 6 địa phương là "Khu vực thảm họa đặc biệt", nhưng cả hai đảng cầm quyền và đối lập đều đang hối thúc Chính phủ hỗ trợ bổ sung cho các khu vực bị thiệt hại do mưa lớn.

Đảng Dân chủ đồng hành nhấn mạnh quy mô thiệt hại trong đợt mưa lớn vừa qua là hết sức nghiêm trọng, vì vậy đảng này sẽ tiếp tục lập phương án hỗ trợ bổ sung và đối sách ổn định giá cả. Đảng đối lập Sức mạnh quốc dân thì yêu cầu Chính phủ xúc tiến phương án hỗ trợ tài chính như giải ngân sớm ngân sách dự phòng khắc phục thiên tai.

Lựa chọn của ban biên tập