Chiến tranh Triều Tiên(1950-1953) và toàn cảnh quan hệ liên Triều 70 năm sau chiến tranh

4 giờ sáng Chủ nhật 25/6/1950, BắcTriều Tiên đã phát động một cuộc tấn công bất ngờ vào Hàn Quốc, châm ngòi cho chiến tranh Triều Tiên- cuộc xung đột huynh đệ tương tàn bi thảm. 70 năm đã trôi qua kể từ đó, những tiếng súng tàn khốc và tiếng khóc ai oán đã dừng lại từ lâu, nhưng nỗi đau chia cắt vẫn còn. Dù Hàn Quốc và Bắc Triều Tiênđôi khi vẫn có bất hòa và đụng độ, nhưng cả hai miềnchưa bao giờ từ bỏ hy vọng về một bán đảo Hàn Quốc hòa bình, thống nhất. Hãy cùng nhìn lại con đường hai miền Nam-Bắc đã đi qua trong suốt 7 thập kỷ vừa rồi.

VIEW MORE
scroll down

Theo dòng thời sự

Phái đoàn cấp cao Bắc Triều Tiên thăm Iran Tin tức Phái đoàn cấp cao Bắc Triều Tiên thăm Iran Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 24/4 đưa tin phái đoàn Bộ Kinh tế đối ngoại nước này do Bộ trưởng Yun Jong-ho dẫn đầu đã lên đường thăm Iran một ngày trước. Truyền thông miền Bắc không đưa thêm nội dung nào khác ngoài việc phái đoàn đã rời Bình Nhưỡng bằng máy bay. Tuy nhiên, việc quan chức cấp cao nước này tới thăm Iran là điều rất hiếm thấy. Trước đó, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tối cao Bắc Triều Tiên Pak Chol-min từng thăm Iran vào năm 2019, hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Iran, thảo luận phương án hợp tác. Bắc Triều Tiên và Iran là hai nước thân cận có truyền thống theo đường lối chống Mỹ. Trong suốt thời gian qua, liên tục dấy lên nhiều nghi ngờ rằng hai nước này hợp tác ở lĩnh vực tên lửa đạn đạo và công nghệ hạt nhân. Phái đoàn miền Bắc lần này tới Iran mang tính chất khác hẳn so với quá khứ, trong bối cảnh cả Bình Nhưỡng và Tehran đang tích cực ủng hộ Nga trong cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine. Bắc Triều Tiên và Iran đang bán và viện trợ vũ khí cho Nga, nên chuyến thăm lần này không chỉ nhằm mục đích hợp tác kinh tế, mà có thể còn nhằm làm sâu sắc hơn hợp tác quân sự theo đường lối "thân Nga". Cộng đồng quốc tế cũng chú ý tới khả năng Bình Nhưỡng và Tehran hợp tác quân sự trực tiếp, không phải trên khía cạnh nhằm hỗ trợ cho Matxcơva. Có ý kiến cho rằng có thể trong số các tên lửa mà Iran sử dụng để tấn công vào lãnh thổ Israel ngày 13/4 vừa qua có sử dụng phụ tùng và công nghệ tên lửa của miền Bắc. Cũng có ý kiến phỏng đoán Bắc Triều Tiên đã nhập máy bay tấn công không người lái Shahed-136 mà Iran sản xuất, loại vũ khí được Nga sử dụng rộng rãi trên chiến trường Ukraine gần đây, để nhắm vào miền Nam. Bắc Triều Tiên và Iran được cho là đã hợp tác ở lĩnh vực tên lửa từ những năm 1980. Tên lửa đạn đạo tầm trung chủ lực của Iran là Shahab-3 được chế tạo dựa theo tên lửa "Rodong" của Bắc Triều Tiên, và tên lửa đạn đạo tầm trung khác của Iran là "Khorramshahr" có sự liên quan với tên lửa "Musudan" của miền Bắc. Có thể Bình Nhưỡng muốn đề nghị sự giúp đỡ của Tehran trong quá trình chuyển đổi từ tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng sang nhiên liệu rắn, bởi Iran đi trước về công nghệ nhiên liệu rắn. Đặc biệt, giới chuyên gia lo ngại về sự hợp tác của hai nước ở lĩnh vực tên lửa bội siêu thanh sử dụng nhiên liệu rắn. Cả Bắc Triều Tiên và Iran đều đang hưởng lợi từ chiến tranh Nga-Ukraine thông qua việc bán vũ khí cho Matxcơva. Trong vòng từ tháng 7-8 năm ngoái cho tới tháng 2 năm nay, miền Bắc đã vận chuyển khoảng 6.700 container cho Nga. Nếu đây là vũ khí thì lượng container trên tương đương với hơn 3 triệu đạn pháo 152 mm, và hơn 500.000 quả nếu là pháo phản lực 122 mm. 2024-04-24
Em gái Chủ tịch Bắc Triều Tiên chỉ trích các cuộc tập trận của liên quân Hàn-Mỹ Tin tức Em gái Chủ tịch Bắc Triều Tiên chỉ trích các cuộc tập trận của liên quân Hàn-Mỹ Phó Chủ tịch Ủy ban Tuyên truyền đảng Lao động Bắc Triều Tiên Kim Yo-jong ngày 24/4 đã ra tuyên bố thông qua Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA), lên án cuộc tập trận quân sự chung của liên quân Hàn-Mỹ.  Trong tuyên bố, bà Kim nhấn mạnh kể từ đầu năm đến nay, Mỹ cùng các nước tay sai đã tiến hành hơn 80 cuộc tập trận quân sự, còn "con rối" Hàn Quốc đã thực hiện riêng hơn 60 cuộc diễn tập quân sự. Qua đó có thể biết được kẻ nào mới chính là những "thủ phạm" khiến tình hình khu vực trở nên tồi tệ hơn. Tiếp đó, tuyên bố liệt kê lần lượt các cuộc tập trận quân sự chung mà liên quân Hàn-Mỹ tiến hành cùng với Nhật Bản. Phó Chủ tịch Kim cho rằng chỉ cần nhìn vào các cuộc diễn tập quân sự không ngừng nghỉ mỗi tuần mà Washington thực hiện cùng với Seoul và Tokyo hòng nhắm vào Bình Nhưỡng, thì có thể hiểu được nguyên nhân vì sao căng thẳng trong khu vực lại leo thang tựa như dây kích nổ đã được châm lửa.  Tuyên bố nhấn mạnh Bắc Triều Tiên sẽ tiếp tục tích lũy năng lực quân sự mạnh áp đảo để gìn giữ sự an toàn của chủ quyền quốc gia và hòa bình cho khu vực. Không một ai có thể bẻ quật được ý chí quyết tâm này của miền Bắc.  Trong một tuyên bố dưới danh nghĩa Trưởng phòng báo chí đối ngoại thuộc Bộ Ngoại giao, Bắc Triều Tiên cũng yêu cầu Hàn Quốc và Mỹ dừng ngay các cuộc tập trận chung, những hành vi thị uy vũ lực vô trách nhiệm và đáng lo ngại đẩy bán đảo Hàn Quốc và khu vực rơi vào tình huống khó lường. Tuyên bố này cũng khẳng định cuộc diễn tập chiến thuật tổng hợp giả định tình huống phản công hạt nhân của miền Bắc vào ngày 22/4 là hành động thực hiện quyền tự vệ chính đáng nhằm ngăn chặn bùng nổ chiến tranh. 2024-04-24
Hàn Quốc và Mỹ tập trận đối phó khả năng Bắc Triều Tiên tấn công gây nghẽn GPS Tin tức Hàn Quốc và Mỹ tập trận đối phó khả năng Bắc Triều Tiên tấn công gây nghẽn GPS Không quân Hàn Quốc ngày 24/7 cho biết Phi đoàn tác chiến không gian và Lực lượng không gian Mỹ tại Hàn Quốc (USSFK) đã lập ra "Nhóm tích hợp không gian Hàn-Mỹ", lần đầu tham gia cuộc tập trận "Huấn luyện bay Hàn Quốc" (Korea Flying Training - KFT). KFT là cuộc tập trận định kỳ giả định tình huống thời chiến, nhằm mục đích nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ của các máy bay quân sự như không đối không, không đối đất, trinh sát, vận tải. Cuộc tập trận lần này diễn ra từ ngày 12-26/4 tại căn cứ Không quân Gunsan (tỉnh Bắc Jeolla). Hiện tại, "Nhóm tích hợp không gian Hàn-Mỹ" đang tiến hành diễn tập giả định tình huống quân địch tấn công gây nghẽn (jamming) hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu (GPS); phân tích thông tin mà Lực lượng không gian Mỹ gửi tới, cung cấp tọa độ gây nghẽn, thông tin và ảnh hưởng để máy bay chiến đấu của Không quân hai nước tấn công vào điểm gây nghẽn của quân địch. Cuộc tập trận lần này diễn ra trong bối cảnh Bắc Triều Tiên đang tăng tốc phát triển công nghệ phóng vệ tinh, điển hình là việc nước này đã đưa được vệ tinh trinh sát sát quân sự đầu tiên lên quỹ đạo vũ trụ vào tháng 11 năm ngoái. Miền Bắc còn tuyên bố sẽ phóng tiếp ba vệ tinh trinh sát trong năm nay. Nhóm tích hợp không gian Hàn-Mỹ cũng thảo luận về phương án vận dụng vệ tinh trinh sát quân sự dự kiến sắp được triển khai của Hàn Quốc vào thực thi nhiệm vụ và tác chiến thực tế. Tháng 12 năm ngoái, quân đội Hàn quốc đã phóng vệ tinh trinh sát quân sự số 1 lên vũ trụ, và phóng tiếp vệ tinh số 2 vào ngày 8/4 vừa qua. Quân đội cho biết cuộc tập trận lần này thể hiện năng lực tác chiến tích hợp của nguồn lực chiến đấu không gian hai nước, nhằm đối phó với các hành vi khiêu khích của quân địch ở nhiều lĩnh vực đa dạng như không gian, không gian mạng, điện từ. Vào tháng 12/2022, Không quân Hàn Quốc lập ra Phi đoàn tác chiến không gian. Dự kiến, Không quân sẽ nâng cấp đơn vị này lên Không đoàn tác chiến không trong năm nay để nâng cao năng lực đối phó ở lĩnh vực không gian. 2024-04-24
Bắc Triều Tiên tuyên bố lần đầu tập trận chiến thuật giả định tình huống phản công hạt nhân Tin tức Bắc Triều Tiên tuyên bố lần đầu tập trận chiến thuật giả định tình huống phản công hạt nhân Báo Lao động, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động Bắc Triều Tiên, đưa tin cho biết trong ngày 22/4, nước này đã lần đầu thực hiện cuộc tập trận chiến thuật tổng hợp giả định tình huống phản công hạt nhân, huy động pháo phản lực cỡ nòng siêu lớn, dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Kim Jong-un. Tờ báo miền Bắc gọi đây là cuộc tập trận vận hành pháo phản lực cỡ nòng siêu lớn trong hệ thống quản lý tổng hợp vũ khí hạt nhân quốc gia, còn gọi là "kíp nổ hạt nhân", nhằm phát đi tín hiệu cảnh báo rõ ràng đến kẻ thù. Báo Lao động đã đề cập đến cuộc tập trận "Huấn luyện bay Hàn Quốc" (Korea Flying Training - KFT) của liên quân Hàn-Mỹ đang được thực hiện tại Hàn Quốc, và cuộc tập trận xâm nhập trên không mà quân đội Hàn Quốc và Mỹ thực hiện vào ngày 18/4 vừa qua. Nước này gọi đây là các hành động khiêu khích quân sự không ngừng của các thế lực thù địch hòng đè chết miền Bắc bằng sức mạnh. Cuộc tập trận của quân đội Bắc Triều Tiên một ngày trước được tiến hành theo trình tự gồm diễn tập cơ động thực tế để các đơn vị làm quen với các bước và quy trình thực hiện tư thế phản công hạt nhân khi hệ thống "cảnh báo Hwasan", hệ thống cảnh báo tình trạng khủng hoảng hạt nhân lớn lớn nhất quốc gia, phát đi cảnh báo; tiếp đến là diễn tập khởi động hệ thống chỉ huy phản công hạt nhân, và bắn đạn pháo phản lực cỡ nòng siêu lớn có gắn đầu đạn mô phỏng hạt nhân. Đạn pháo phản lực cỡ nòng siêu lớn đã bắn chính xác vào mục tiêu trên đảo với tầm bắn 352 km. Chủ tịch Kim Jong-un đã rất hài lòng về kết quả cuộc tập trận. Nhà lãnh đạo miền Bắc đánh giá cuộc tập trận diễn ra thành công, giúp kế hoạch xây dựng lực lượng hạt nhân của trung ương đảng nhằm mở rộng không gian vận hành và phối hợp các cuộc tấn công hạt nhân chiến thuật đã trở thành hiện thực. Trong phạm vi 350 km từ Bình Nhưỡng là trụ sở quân khu Gyeryongdae (cơ sở tổng hợp của Lục quân, Hải quân và Không quân tại thành phố Gyeryong thuộc tỉnh Nam Chungcheong, Hàn Quốc) và căn cứ Gunsan (tỉnh Bắc Jeolla), nơi quân đội Hàn-Mỹ đang tập trận KFT. Do đó, có thể nói vụ phóng lần này của miền Bắc trên thực tế là hành vi khiêu khích chỉ nhắm vào miền Nam.   Vào chiều ngày 22/4, Bắc Triều Tiên đã phóng nhiều pháo phản lực cỡ nòng siêu lớn, được quân đội Hàn-Mỹ nhận định là tên lửa đạn đạo tầm ngắn, từ khu vực Bình Nhưỡng về vùng biển phía Đông. Trả lời phỏng vấn của báo giới trong ngày 23/4, một quan chức Bộ Thống nhất Hàn Quốc chỉ trích việc Bắc Triều Tiên lại một lần nữa vi phạm nghị quyết cấm vận của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, lấy cớ cuộc tập trận của liên quân Hàn-Mỹ để uy hiếp hạt nhân.  Quan chức này khẳng định các cuộc tập trận của quân đội Hàn-Mỹ là diễn tập phòng ngự nhằm gìn giữ hòa bình trước các hành động khiêu khích quân sự và đe dọa hạt nhân của miền Bắc. Bộ Thống nhất sẽ phối hợp với các cơ quan hữu quan, theo dõi chặt chẽ xu hướng của Bình Nhưỡng, đối phó với mọi khả năng khiêu khích của miền Bắc. 2024-04-23
Making Peace Together Making Peace Together Hội nghị thượng đỉnh liên Triều 2018 lần thứ ba tại Bình Nhưỡng Thời gian: Thứ Ba 18/9/2018 - Thứ Năm 20/9/2018 Địa điểm: Bình Nhưỡng(Bắc Triều Tiên) Kết quả: Tuyên bố chung liên Triều Bình Nhưỡng tháng 9 VIEW MORE
Những diễn biến và sự kiện lớn trên bán đảo Hàn Quốc Những diễn biến và sự kiện lớn trên bán đảo Hàn Quốc VIEW MORE